Hướng nghiệp tương lai
Học ngành Quan hệ Quốc tế làm nghề gì?
Nếu bạn đang đọc bài viết này, chắc hẳn bạn đã phải tự hỏi: “Mình có thể làm nghề gì với bằng Quan hệ Quốc tế sau khi tốt nghiệp ra trường? Học ngành Quan hệ quốc tế làm nghề gì?”. Bởi vì đây hầu hết là những câu hỏi thắc mắc của nhiều bạn hiện nay vẫn chưa nắm nhiều thông tin về ngành học mới này.
Cùng nhau đọc bài viết để tìm hiểu thêm thông tin cho mình bạn nhé!
Ngành Quan hệ Quốc tế là một trong những ngành khá mới trong những năm gần đây. Chính vì thế mà thị trường lao động ngành nghề này đang cần một lượng lớn nguồn nhân lực “trẻ”, chất lượng, dồi dào nhằm đáp ứng các nhu cầu cho các đợt tuyển dụng nhân sự ngành quan hệ quốc tế.
Vậy học ngành Quan hệ quốc tế mai sau làm nghề gì? Dưới đây là một số vị trí nghề nghiệp mà bạn có thể cân nhắc lựa chọn khi theo đuổi ngành học này:
1. Chuyên viên đối ngoại và hợp tác quốc tế
Là một chuyên viên đối ngoại và hợp tác quốc tế, bạn sẽ đại diện và bảo vệ lợi ích của một quốc gia về chính trị, văn hóa, con người, kinh tế, an ninh, luật pháp,… Đặc biệt, bạn có thể làm việc tại đại sứ quán, lãnh sứ quán của nước ngoài và trách nhiệm của bạn sẽ là:
- Duy trì mối quan hệ tốt đẹp giữa các quốc gia
- Thu thập và báo cáo về tất cả các thông tin có thể ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia
- Thảo luận, đàm phán và hòa giải với chính quyền của đất nước đó các vấn đề về hòa bình và chiến tranh, thương mại, kinh tế, cũng như các khía cạnh xã hội và văn hóa.
2. Chuyên gia tình báo
Là một chuyên gia tình báo, bạn có thể làm việc trong quân đội, hải quân, cơ quan an ninh quốc gia hoặc hầu hết mọi bộ phận nhà nước của một trong những cơ quan chính phủ quốc gia. Với công việc này, bạn sẽ có nhiệm vụ duy trì cơ sở dữ liệu tình báo, báo cáo thống kê cần thiết cho nhiệm vụ nhất định.
3. Nhà phân tích chính trị
Bạn cũng có thể tìm thấy cơ hội việc làm trong các công ty truyền thông hoặc viện nghiên cứu, thậm chí là ở cả trong chính phủ. Nhiệm vụ của công việc này là phân tích chính sách công, xác định các vấn đề chính trị nhằm nghiên cứu và tư vấn cho các nhà lãnh đạo cao cấp.
4. Chuyên gia truyền thông trong một tổ chức phi lợi nhuận
Với tư cách là chuyên gia hoạt động xã hội cho tổ chức phi lợi nhuận, nhiệm vụ của công việc này là mang lại những thay đổi trong nền kinh tế, văn hóa, con người với các chính sách bình đẳng và giữ gìn hòa bình quốc tế.
5. Luật sư quốc tế
Công việc của một luật sư quốc tế là giải quyết luật về thương mại quốc tế, tài chính và ngân hàng; đồng thời trung hòa để giải quyết về vấn đề tranh chấp, an ninh giữa các quốc gia với nhau.
6. Biên – phiên dịch quốc tế
Biên dịch viên và thông dịch viên dịch từ ngôn ngữ viết và nói sang ngôn ngữ khác nhằm mục đích hoạt động kinh doanh trên phương diện quốc tế. Thông thường, thông dịch viên thường có mặt tại các cuộc họp kinh doanh quốc tế để trực tiếp phiên dịch hoặc diễn đạt từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác nhằm cho cuộc gặp gỡ và giao tiếp diễn ra suôn sẻ.
7. Giảng dạy ngành Quan hệ Quốc tế tại các trường đại học, cao đẳng,…
Vì là ngành học khá mới được đào tạo trong những năm gần đây, chính vì điều này mà một số trường đại học, cao đẳng,…. cần một đội ngũ giảng viên có kiến thức chuyên môn và chất lượng nhằm đáp ứng môi trường học tập chuẩn đầu ra cho sinh viên hiện nay.
Tại trường Đại học Duy Tân, chương trình Quan hệ quốc tế là ngành học lý tưởng và phù hợp cho những sinh viên quan tâm đến việc đưa ra các quan điểm và mong muốn trình bày các vấn đề trên toàn cầu. Với chương trình đào tạo chuẩn đầu ra, Đại học Duy Tân tự hào mang đến cho các bạn khối kiến thức vững vàng và có công việc ổn định sau khi ra trường.
Tham khảo thêm thông tin tại: KHOA KHOA XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
Hi vọng bài viết sẽ mang đến cho bạn nhiều thông tin bổ ích. Cảm ơn bạn đã đọc bài viết trên website của mình. Chúc bạn thành công trên con đường mình lựa chọn nhé!
Pingback: Học ngành Quan hệ Quốc tế trường nào tốt nhất? - KHXH&NV
Pingback: Ngành Quan hệ Quốc tế thi khối nào? - Khoa KHXH & NV
Pingback: Mức lương ngành Quan hệ Quốc tế là bao nhiêu?
Pingback: Không giỏi ngoại ngữ học ngành Quan hệ Quốc tế được không?
Pingback: Những lưu ý khi chọn ngành Quan hệ Quốc tế - Khoa KHXH&NV