Hướng nghiệp tương lai
Làm truyền thông thì học ngành gì?
Tại Việt Nam, truyền thông là một trong những ngành nghề đang “hot” và phát triển mạnh mẽ. Việc làm nhân viên truyền thông phù hợp với những bạn trẻ có tố chất sáng tạo, khả năng giao tiếp tốt, năng động, tự tin. Tuy nhiên, muốn làm truyền thì học ngành gì? Nhân viên truyền thông làm gì?
Hãy cùng mình đọc bài viết dưới đây để có cái nhìn toàn diện và hiểu hơn về ngành học thú vị nhưng cũng đầy thách thức này nhé!
Truyền thông là gì?
Truyền thông là quá trình trao đổi và chia sẻ những thông tin giữa người gửi và người nhận. Truyền thông ra đời nhằm phục vụ cho sự phát triển và tương tác với nhau. Chính vì thế mà nhân viên truyền thông đóng vai trò hết sức quan trọng cho một doanh nghiệp.
Nhân viên truyền thông làm gì?
Một nhân viên truyền thông có nhiệm vụ viết và chuẩn bị nội dung để quảng bá sản phẩm, thương hiệu và các dịch vụ/hoạt động của doanh nghiệp cung cấp. Do đó, nhân viên truyền thông đóng vai trò là người liên lạc giữa công chúng, tổ chức và giới truyền thông để đảm bảo thương hiệu nổi bật trên thị trường. Cụ thể, nhiệm vụ mà họ phải hoàn thành bao gồm:
– Phát triển, viết và chỉnh sửa các tài liệu truyền thông và tiếp thị (bài đăng trên blog, nội dung truyền thông xã hội, thông cáo báo chí, bài phát biểu)
– Quảng bá tài liệu truyền thông và tiếp thị thông qua phương tiện truyền thông xã hội
– Thường xuyên gặp gỡ và sắp xếp các cuộc phỏng vấn với nhân viên truyền thông khác
– Sắp xếp các cuộc phỏng vấn, tổng hợp các phân tích và số liệu, đồng thời ghi chép tường thuật về các phương tiện truyền thông.
– Phát triển mối quan hệ làm việc với các nhà báo ở các loại phương tiện truyền thông khác nhau
– Đảm bảo rằng tất cả các tài liệu tiếp thị và truyền thông phù hợp với tiêu chuẩn của thương hiệu
– Duy trì kho lưu trữ phương tiện kỹ thuật số (ảnh, video)
– Đóng vai trò là người phát ngôn cho thương hiệu/sản phẩm của công ty
– Phối hợp chặt chẽ với các nhà quản lý tiếp thị và sản phẩm, nhà thiết kế và quản lý trang web để thu thập thông tin
Làm truyền thông thì học ngành gì?
Nhân viên truyền thông là một ngành nghề liên quan đến lĩnh vực quan hệ quốc tế như các ngành quan hệ quốc tế, truyền thông báo chí, quan hệ công chúng,…Để “tiếp sức” cho xã hội những cử nhân chất lượng và ưu tú, Đại học Duy Tân – Top 500 Đại học Tốt nhất Thế giới (theo Times Higher Education) hiện nay đang tuyển sinh ngành Quan hệ Quốc tế với các chương trình được trang bị vốn kiến thức ngoại ngữ cho thí sinh nhiều sự lựa chọn như:
- Quan hệ Quốc tế ( Chương trình Tiếng Anh): 608
- Quan hệ Quốc tế ( Chương trình Tiếng Nhật): 604
- Quan hệ Quốc tế ( Chương trình tiếng Trung): 603
- Quan hệ Quốc tế ( HP – Chương trình Tài năng): 608 (HP)
Ngành Quan hệ Quốc tế tại Đại học Duy Tân học gì?
Theo học chương trình đào tạo tại Đại học Duy Tân, sinh viên sẽ có lợi thế lớn đó là:
– Được theo học dự án PBL ( Problem – Based Learning/Project – Based Learning – Học theo Vấn đề/Học theo Dự án). Với phương pháp học chuẩn quốc tế này, sinh viên sẽ vừa học vừa thực hành ngày khi còn ngồi ghế giảng đường dựa trên hình thức học nghiên cứu và ứng dụng thực tiễn.
– Cử nhân ngành Quan hệ Quốc tế còn được học tập dưới sự hướng dẫn của đội ngũ giảng viên đều là tiến sĩ, thạc sĩ tốt nghiệp từ các nước có nền giáo dục phát triển trên thế giới như: Mỹ, Anh, Úc,…Điều này được xem là bước ngoặt to lớn trong việc chú trọng đào tạo sinh viên có vốn kiến thức – kỹ năng vững vàng trong công việc
– Tiếp xúc sớm với người bản xứ và các phương pháp học tập tiên tiến bổ trợ cho chuyên ngành.
– Tham gia các buổi hội thảo, giao lưu đến từ các chuyên gia hàng đầu ngành Quan hệ Quốc tế chia sẻ và truyền cảm hứng về kiến thức, kinh nghiệm quý báu,…để giúp sinh viên có góc nhìn sâu sắc hơn về ngành học.
Mong rằng với những chia sẻ trên đây của nganhquanhequocte.edu.vn bạn có thể nhìn nhận rõ về câu hỏi “Làm truyền thông thì học ngành gì?” và những thông tin cần thiết bên cạnh về ngành học này. Hãy comment cho mình và mọi người biết nếu bạn có thông tin tham khảo nào khác nhé. Cảm ơn bạn đã đọc website của mình. Chúc bạn thành công!
Pingback: Nghề MC là gì? Kỹ năng cần có để trở thành MC chuyên nghiệp