Kiến thức kỹ năng
Mô tả công việc ngoại giao từ A – Z dành cho người mới
Đối với một quốc gia, nhà ngoại giao đóng vai trò rất quan trọng và có sức ảnh hưởng tới chính trị, văn hóa, xã hội của nước nhà. Mục đích cuối cùng mà các nhà ngoại giao hướng đến chính là đem lại lợi ích cho dân tộc. Cựu thủ tướng Anh Winston Churchill đã từng nói về chính sách ngoại giao của mình rằng “Trên thế giới này không có đồng minh vĩnh viễn hay kẻ thù vĩnh viễn chỉ có lợi ích quốc gia mới là vĩnh viễn”. Hãy cùng mình tìm hiểu bản mô tả công việc ngoại giao từ A-Z dành cho người mới.
Khái quát đôi nét về Nhà ngoại giao là gì?
Hiểu đơn giản thì Nhà ngoại giao sẽ đảm nhiệm vai trò kết nối và duy trì bền vững các mối quan hệ quốc tế giữa mọi quốc gia với nhau. Ban đầu, ngoại giao được xem như là các bên giao dịch với các bên khác nhưng sau đó thì hướng đến những thỏa thuận và cuối cùng thì hướng đến mục tiêu là đem lại lợi ích cho cả đôi bên.
Họ thường là những người làm việc trực tiếp với các nhà ngoại giao hoặc những cán bộ cao cấp đại diện cho một đất nước. Thông thường, nhà ngoại giao thường có ba loại cơ bản như:
– Viên chức ngoại giao: là đại sứ quán, bí thư, đối ngoại và hợp tác quốc tế,…
– Nhân viên bộ phận hành chính – kỹ thuật: đánh máy, văn thư, đại diện văn phòng trường đại học, cao đẳng…
– Nhân viên phục vụ: biên – phiên dịch viên, biên tập viên thời sự, dẫn chương trình, chuyên viên truyền thông,…
Mô tả công việc của Nhà ngoại giao – Bạn biết chưa?
Tìm hiểu về công việc ngoại giao sẽ giúp bạn dễ dàng định hướng và lên kế hoạch cho bản thân mình cố gắng phấn đấu trở thành nhà ngoại giao chuyên nghiệp. Dưới đây mình sẽ chia sẻ thêm bản công việc cụ thể mà các nhà ngoại giao cần thực hiện để cho bạn thêm thông tin tham khảo khác nữa nhé.
Đảm bảo hòa bình và quyền lợi cho quốc gia
Mục tiêu ngoại giao hướng đến cuối cùng là đảm bảo hòa bình và quyền lợi cho chính quốc gia của mình, đồng thời ngoại giao cũng là để đảm bảo sự công bằng giữa đôi bên tham gia. Bởi vì tiến trình ngoại giao chỉ có thể hoàn thành khi có sự quan tâm và công bằng trong ngoại giao. Mục tiêu của ngoại giao đã đạt được thành công.
Đàm phán, thỏa thuận hợp tác
Một trong những hình thức giao tiếp quan trọng của ngoại giao đó chính là đàm phán. Ở đây, đàm phán được hiểu như là một dạng thỏa thuận bằng một hiệp ước văn bản có chữ kỹ của đại điện giữa đôi bên với nhằm. Mục đích của sự đàm phán này là cố gắng cân bằng lợi ích của đất nước. Do đó, nhà ngoại giao có nhiệm vụ đàm phán những vấn đề toàn cầu hóa và những tác động đến xã hội và chủ quyền của nhiều quốc gia trên thế giới như gìn giữ hòa bình, chống khủng bố, phân biệt chủng tốc, chủ quyền lãnh thổ, an ninh quốc gia, quyền con người,…
Đạt đến các mục tiêu được đề ra
Công việc ngoại giao không phải muốn gì làm nấy mà công việc ngoại giao phải tiến hành theo quy tắc nhất định, theo chuẩn mực và đặc biệt phải phù hợp để đạt được mục tiêu. Thông thường thì chính sách đối ngoại của một quốc gia thường là các tài liệu khác nhau bao gồm các bài phát biểu, tuyên bố quan trọng và phỏng vấn của các nhà lãnh đạo chính trị cấp cao. Tuy nhiên các mục tiêu chính sách của mỗi nước không được công bố nhưng được giữ bí mật.
Đọc đến đây bạn đã có mơ ước một ngày nào đó mình sẽ trở thành nhà ngoại giao hay chưa? Hãy đến với ngành Quan hệ Quốc tế ĐH Duy Tân, ước mơ của bạn sẽ được “bay cao” cùng với vốn kiến thức vững vàng, kỹ năng nghề nghiệp chuyên nghiệp và đội ngũ giảng viên giảng dạy tâm huyết và nhiệt tình nhé!
Pingback: Kỹ năng cần có để trở thành Nhà ngoại giao - ĐH Duy Tân