Hướng nghiệp tương lai
Ngành Quan hệ Quốc tế – Chắp cánh ước mơ “ngoại giao”
“Bạn có mong ước một ngày nào đó mình sẽ trở thành một nhà ngoại giao chưa? Bạn có yêu thích lịch sử văn hóa thế giới không?…” Nếu câu trả lời là có thì ngành Quan hệ Quốc tế là ngành học đáng để bạn theo đuổi học tập và gửi gắm những hoài bão của bản thân. Cùng mình đọc bài viết dưới để tìm hiểu lý do tại sao trước khi đặt bút lựa chọn ngành học để đăng ký xét tuyển bạn nhé.
Ngành Quan hệ Quốc tế – chắp cánh ước mơ “ngoại giao”
Trong những năm gần đây, thế giới luôn thay đổi từng ngày về những vấn đề như chính trị, kinh tế, an ninh; đặc biệt là hòa bình thế giới. Cũng dễ hiểu bởi trong thời kỳ hội nhập toàn cầu mạnh mẽ như hiện nay, việc tạo dựng mối quan hệ và liên kết ở nhiều lĩnh vực với các quốc gia và lãnh thổ trên thế giới là yếu tố tất yếu không thể thiếu trong việc hợp tác với nhau.
Hiểu ngắn gọn, Quan hệ Quốc tế là ngành học liên quan đến những vấn đề toàn cầu hóa và những tác động đến xã hội và chủ quyền của nhiều quốc gia trên thế giới như gìn giữ hòa bình, chống khủng bố, phân biệt chủng tộc, chủ quyền lãnh thổ, an ninh quốc gia, quyền con người, quyền bình đẳng,…
Quan trọng là thế, nhưng đối với nước ta nói riêng và thế giới nói chung ngày này, việc tìm kiếm nguồn nhân lực được đào tạo chuyên sâu về quan hệ quốc tế luôn trong tình trạng “khan hiếm”. Chính vì thế, cử nhân Quan hệ Quốc tế được đào tạo chuyên môn vững vàng luôn được nhiều cơ quan, tổ chức phi chính phủ, doanh nghiệp,… “săn đón” sau khi ra trường. Điều này đồng nghĩa với việc các bạn sẽ có nhiều cơ hội có được công việc tốt và thể hiện bản thân mình nhiều hơn thông qua những kiến thức, kỹ năng đã được thu nhận ngay khi còn ngồi ghế nhà trường.
Đọc thêm: Học ngành Quan hệ Quốc tế yêu cầu những tố chất nào?
Học ngành Quan hệ Quốc tế ra trường làm gì?
Với tiềm năng nghề nghiệp ngành Quan hệ Quốc tế rộng mở như hiện nay, bạn có thể đảm nhiệm công việc sau khi tốt nghiệp với các vị trí như
– Chuyên viên đối ngoại và hợp tác quốc tế
– Phóng viên, biên tập viên báo chí trong nước và quốc tế
– Điều phối viên các dự án, đại diện thương mại tại các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ
– Chuyên viên truyền thông, quản lý báo chí,….
– Biên – Phiên dịch viên, Hướng dẫn viên du lịch,…
– Đại sứ ngoại giao tại đại sứ quán
– Biên tập bản tin, làm phóng sự, dẫn chương trình,…và các công việc khác thuộc lĩnh vực truyền thông
– Giảng dạy và nghiên cứu về ngành Quan hệ Quốc tế tại các trường đại học, cao đẳng,…
Với những vị trí công việc trên, bạn có thể xin ứng tuyển vào:
– Cơ quan địa phương, Nhà nước từ cấp Trung ương, Bộ, Ngành, Ban, Sở,…
– Đại sứ quán nước ngoài tại Việt Nam hoặc đại sứ quán Việt Nam tại nước ngoài
– Các tổ chức quốc tế phi chính phủ, tổ chức liên kết chính phủ,…
– Doanh nghiệp, công ty liên doanh, văn phòng đại diện của nước ngoài và công ty nước ngoài tại Việt Nam
– Các cơ quan, đơn vị thông tin đại chúng như đài truyền hình, báo chí, các tòa soạn báo,…
Quan hệ Quốc tế là ngành học đòi hỏi sinh viên phải có kiến thức ngoại ngữ cũng như những kỹ năng mềm cần thiết để có thể đáp ứng tốt cho công việc liên quan đến quốc tế. Vì vậy, lựa chọn đúng ngành học có trang bị ngoại ngữ là điều kiện quan trọng hàng đầu mà bạn cần phải cân nhắc và đưa ra lựa chọn chính xác cho bản thân mình.
Hiểu được sinh viên cần và muốn những gì, Đại học Duy Tân hiện nay đang đào tạo ngành Quan hệ Quốc tế kết hợp cùng 3 chương trình ngoại ngữ: tiếng Anh, tiếng Nhật, tiếng Trung. Nếu bạn quan tâm, có thể tham khảo chi tiết tại: Ngành Quan hệ Quốc tế – Khoa Khoa học Xã hội & Nhân văn.
Pingback: Thông tin tuyển sinh ngành Quan hệ Quốc tế ĐH Duy Tân 2022
Pingback: 5 bí mật của một nhà Ngoại giao giỏi | Ngành Quan hệ Quốc tế