4 Tips để xây dựng mối quan hệ ngoại giao tốt

Xây dựng mối quan hệ hữu nghị tốt đẹp là điều vô cùng quan trọng nếu bạn đang ấp ủ ước mơ trở thành nhà ngoại giao. Nhưng không phải ai cũng có khả năng giao tiếp tốt, ngay cả những chuyên gia thành công trong lĩnh vực này đều phải trải qua nhiều “kinh nghiệm xương máu”. Chính vì thế, trong bài viết dưới đây mình sẽ liệt kê 4 Tips để xây dựng mối quan hệ ngoại giao tốt cho bạn tham khảo nhé!

Bài v4 Tips để xây dựng mối quan hệ ngoại giao tốt
Bài viết dưới đây mình sẽ liệt kê 4 Tips để xây dựng mối quan hệ ngoại giao tốt

Nói những chuyện nhỏ để tạo sự thoải mái

Một phần chính của hoạt động hữu nghị ngoại giao đó chính là giúp người khác cảm thấy thoải mái với bạn. Thay vì nhảy ngay vào một cuộc nói chuyện nghiêm túc, hãy bắt đầu từ mức độ thân thiện với người khác. Nói về những ngày cuối tuần, vợ chồng, con cái hoặc sở thích của nhau hay thảo luận về tin tức hoặc chương trình truyền hình mới nhất mà bạn đang xem. Giúp họ cảm thấy thoải mái bằng cách thể hiện sự quan tâm của bạn đến cuộc sống của họ. Hãy “pha trộn” một chút hài hước trong câu chuyện bạn nhé.

=> Đọc thêm: Học ngành Quan hệ Quốc tế yêu cầu những tố chất nào?

Thể hiện sự đồng cảm

Thể hiện sự đồng cảm với họ bằng cách hưởng ứng cử chỉ và tư thế trong khi đang giao tiếp với họ. Nếu họ đang ngồi với tay chống cằm, hãy làm tương tự. Điều này cho thấy bạn đang tham gia vào cuộc trò chuyện. Hãy mỉm cười với họ khi bạn nhìn thấy họ lúc đầu.

Thể hiện sự đồng cảm
Thể hiện sự đồng cảm (Ảnh: Thông tin Chính phủ)

Sử dụng tên của họ trong cuộc trò chuyện

Mọi người thường phản ứng tích cực với việc sử dụng tên riêng của họ. Trong khi trò chuyện cùng nhau, hãy thường xuyên sử dụng tên của họ khi bạn đang nói chuyện. Điều này sẽ khiến cho đối phương đang nói chuyện với bạn có để ý đến bạn và họ sẽ muốn nói chuyện với bạn nhiều hơn. 

Hãy là một người lắng nghe và chú ý đến câu chuyện

Khi nói chuyện với ai đó, hãy tránh sử dụng điện thoại hoặc thể hiện mình không chú ý đến câu chuyện. Thay vào đó, hãy tích cực lắng nghe những thông điệp được truyền tải từ bên trong và đằng sau lời nói của họ như thế nào. Đồng thời, bạn nên Kể lại những gì họ đã nói với bạn để chứng minh rằng bạn có lắng nghe câu chuyện họ kể.

Hãy là một người lắng nghe và chú ý đến câu chuyện
Hãy là một người lắng nghe và chú ý đến câu chuyện (Ảnh: Thông tin Chính phủ)

Nếu đối phương ngại, bạn có thể bắt đầu câu chuyện bằng cách đặt câu hỏi cho họ. Hãy chứng tỏ rằng bạn đang lắng nghe họ bằng cách tìm hiểu thêm về những gì họ đang thảo luận. Hỏi họ những câu hỏi mở đòi hỏi suy nghĩ và hơn cả là câu trả lời có/không hoặc câu hỏi tại sao. Đây là cách tốt nhất mà nhiều chuyên gia khuyên bạn nên sử dụng; đặc biệt trong các buổi tiệc, hội nghị trang trọng hay với người lớn hơn bạn.

Nhìn chung, để xây dựng mối quan hệ ngoại giao bền vững và dài lâu, bạn nên thể hiện sự tôn trọng họ và thật lòng. Đặc biệt đối với các bạn trẻ đang có nguyện vọng mong muốn đặt bút xét tuyển ngành Quan hệ Quốc tế để theo đuổi học tập và phát triển sự nghiệp tương lai.