Có nên học ngành Quan hệ Quốc tế không?

Quan hệ Quốc tế là một ngành học khá là mới trong những năm gần đây. Vậy bạn có phải là người yêu thích sự hòa bình không? Bạn có muốn tham gia đóng góp ý kiến của mình về các vấn đề chính trị, kinh tế, con người của một quốc gia hay không?,… Nếu câu trả lời là có cho những câu hỏi trên thì bài viết “ Có nên học ngành Quan hệ Quốc tế không?” dưới đây là dành cho bạn.

Cùng nhau đọc bài viết để tìm câu trả lời bạn nhé!

Có nên theo học ngành Quan hệ Quốc tế không
Có nên theo học ngành Quan hệ Quốc tế không?

Ngành Quan hệ Quốc tế là gì?

Hiểu một cách ngắn gọn thì ngành Quan hệ Quốc tế là một ngành học nghiên cứu về hệ thống các nước trên thế giới và mối liên kết giữa các doanh nghiệp, công ty hay tổ chức phi chính phủ với nhau. Đây là ngành học liên quan đến một số ngành học khác như khoa học chính trị, kinh tế, xã hội học, tâm lý học,…

Bên cạnh đó, Quan hệ Quốc tế là ngành học được mở ra đào tạo với mong muốn có những biện pháp giải quyết các vấn đề toàn cầu, chẳng hạn như: khí hậu thay đổi, nạn đói, nghèo, chủ nghĩa dân tộc, khủng bố, bình đẳng,… giữa các quốc gia; hướng đến sứ mệnh cùng nhau tìm ra tiếng nói chung để gìn giữ hòa bình, không xảy ra chiến tranh hay xung đột.

ngành quan hệ quốc tế là gì, học gì ở ngành này
Ngành Quan hệ Quốc tế là gì? Học gì ở ngành này?

Có nên theo học ngành Quan hệ Quốc tế không?

Ngành Quan hệ Quốc tế là ngành học khá mới nên một số bạn vẫn còn băn khoăn chưa biết ngành học này ra sao? Có nên lựa chọn ngành học này để theo đuổi hay không? Dưới đây sẽ là những lý do ” tuyệt vời” về ngành học này dành cho bạn:

Trải nghiệm độc đáo về các quốc gia và nền văn hóa khác nhau

Bạn sẽ được trải nghiệm, hiểu biết về văn hóa, xã hội, con người,… của nhiều quốc gia khác tác động như thế nào đến mọi thứ từ kinh tế đến an ninh, từ chính trị đến luật pháp hay ngoại giao.

Ngoài ra, bạn có cơ hội học thêm các ngôn ngữ mới – điều này chính là ưu điểm nổi bật của ngành học này, không những vậy còn sẽ là điểm cộng trong CV của bạn khi xin việc làm.

Tham gia ngôn luận toàn cầu

Theo học ngành quan hệ quốc tế bạn có thể có cơ hội trở thành nhà ngoại giao quốc tế, đại sứ,…trong nước lẫn quốc tế tham gia bày tỏ quan điểm của mình trước những vấn đề mang tính toàn cầu hóa không riêng biệt phạm vi quốc gia nào xoay quanh về các xung đột chính trị, biến đổi khí hậu, môi trường, giáo dục, con người, tự do,…

Bạn có thể tham gia ngôn luận toàn cầu trong nước lẫn quốc tế
Theo học ngành Quan hệ Quốc tế bạn có thể có cơ hội trở thành nhà ngoại giao và tham gia bày tỏ quan điểm của mình

Tích lũy nhiều kỹ năng mềm

Hầu hết khi theo học chương trình quan hệ quốc tế, sinh viên sẽ được trau dồi kiến thức chuyên môn liên quan đến văn hóa quốc tế, từ đó giúp sinh viên rèn luyện được nhiều kỹ năng khi còn ngồi trên ghế nhà trường

  • Kỹ năng phân tích và nghiên cứu giúp bạn giải quyết các vấn đề phức tạp bằng cách phân tích các điểm dữ liệu khác nhau. 
  • Kỹ năng giao tiếp cho phép bạn có thể giao tiếp hiệu quả trên các kênh hay phương tiện thông tin đại chúng, từ văn bản đến giao tiếp bằng lời nói.
  • Kỹ năng giao tiếp giữa cá nhân để hỗ trợ xây dựng các mối quan hệ và thiện chí với nhiều nền văn hóa khác nhau, thậm chí điều này có thể “ giải cứu” cho bạn khi xử lý các tình huống căng thẳng khi làm việc trong môi trường đa văn hóa.

Cơ hội lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai

Hiện nay, nhiều doanh nghiệp, công ty thậm chí là các tổ chức chính phủ thế giới,… đều chú trọng trong việc xây dựng đội ngũ nhân lực có chuyên môn về ngành học này với mục tiêu giải quyết các vấn đề xung đột giữa các nước, cùng nhau gìn giữ hòa bình thế giới.

Nhìn chung, Quan hệ quốc tế là một ngành học rất hấp dẫn dành cho những bạn ưa thích sự năng động, thử thách của các vấn đề toàn cầu. Hi vọng với bài viết “ Có nên học ngành Quan hệ quốc tế không?” sẽ cho bạn thêm nhiều thông tin hữu ích trong việc lựa chọn ngành nghề mà bạn muốn theo đuổi.

Cảm ơn bạn đọc bài trên website mà mình đã chia sẻ. Mong rằng bạn có thể ủng hộ mình ở những bài viết khác nhé. Chúc bạn thành công với ngành nghề mình chọn nhé!